Thu hút đầu tư nước ngoài: Việt Nam ngày càng hấp dẫn với Nhật Bản

25/11/2007

Chia sẻ bài viết:

Đầu tư Nhật Bản – những thăng trầm từ quá khứ

Sau năm 1995, nguồn FDI của Nhật Bản đổ vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với sự có mặt của các nhà sản xuất Nhật Bản lớn trong các lĩnh vực như xi măng, linh kiện điện tử, ô tô, máy tính ... Đồng Yên lên giá thúc đẩy các công ty này chuyển dịch việc sản xuất của mình ra nước ngoài và cải thiện cơ sở hạ tầng với việc mở rộng nguồn chảy ODA vào Việt Nam. Đây được xem như là làn sóng đầu tư thứ nhất của Nhật Bản vào Việt Nam. Năm 1996, việc mất giá của đồng Yên và sự đình trệ của nền kinh tế Nhật Bản đã làm các dự án quy mô lớn tụt lùi, thay vào đó là việc triển khai các dự án đầu tư quy mô nhỏ và vừa như sản phẩm kim loại, máy móc, dệt may và các sản phẩm khác.

Ảnh : Lễ ra mắt công ty BHNT Dai-ichi VN - một công ty Nhật Bản mới đầu tư vào thị trường VN đầu năm 2007 thông qua sự chuyển nhượng Bảo Minh-CMG.

Từ năm 1998, nguồn FDI từ Nhật Bản đổ vào Việt nam đã giảm nhanh chóng với việc xuất hiện ngày càng ít các dự án đầu tư mới. Năm 2000 và năm 2001, FDI đã bắt đầu có dấu hiệu của sự phục hồi, tuy nhiên, các dự án FDI vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất quy mô nhỏ và đến năm 2002, nguồn FDI lại một lần nữa giảm.

Bắt đầu làn sóng đầu tư mới

Theo thống kê gần đây nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư), hiện nay đã có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông đã chiếm 59,25% tổng vốn đăng ký. Về tổng vốn thực hiện, các nhà đầu tư Nhật Bản lại dẫn đầu với trên 4,7 tỷ USD đã được giải ngân. Nhiều người dự báo rằng một làn sóng đầu tư thứ 2 của Nhật Bản vào Việt Nam đã bắt đầu. Nếu như năm 2003, số vốn đầu tư đến từ xứ sở hoa anh đào chỉ đạt 136,02 triệu USD thì đến 2005, con số này là 913,9 triệu USD.

Trong nỗ lực đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương, Việt Nam và Nhật Bản đã thỏa thuận thực hiện Sáng kiến chung Việt-Nhật về việc hợp tác nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Việc triển khai có hiệu quả Sáng kiến chung cũng như việc ký kết chính thức Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa hai nước là động lực lớn thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam-Nhật Bản. Hiện Nhật Bản đã đứng thứ 3 trong số các nước có vốn đầu tư cao nhất vào VN. Đây cũng là quốc gia dẫn đầu về vốn FDI thực hiện tại VN, có 591 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,2 tỷ USD.

Một trong những lý do khiến nhà đầu tư Nhật chọn VN là chi phí đầu tư và rủi ro thấp hơn so với một số nước trong khu vực, đồng thời nền kinh tế VN cũng luôn tăng trưởng ổn định. Kết quả hoạt động Sáng kiến chung Việt - Nhật giai đoạn một cho thấy, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ Nhật Bản. Vì thế, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với các ngành nghề sản xuất thu hút nhiều lao động như: dệt may, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, thủ công mỹ nghệ. Theo đó, Bộ Kế hoạch – Đầu tư sẽ xây dựng một chiến lược cụ thể, nhằm giúp nhà đầu tư Nhật hiểu rõ điểm mạnh, yếu của khu vực.

Riêng đối với TP HCM, giai đoạn năm 2006-2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư vào công nghệ cao, cơ khí chế tạo máy, hóa dược và công nghệ sinh học.

STT

Quốc gia - Vùng lãnh thổ

Số dự án

Vốn thực hiện (tỷ USD)

Vốn được cấp phép (tỷ USD)

1

Nhật

819

49,5

80,7

2

Singapore

486

37,9

91,9

3

Đài Loan

1.636

30,5

86,2

4

Hàn Quốc

1.458

26,7

93,7

5

HongKong

404

21,6

55,1

Tổng vốn đầu tư thực hiện lũy kế từ năm 1988 đến tháng 6/20007: Nhật đứng hàng thứ nhất 4.95 tỷ USD, Singapore đứng hàng thứ hai (3.79 tỷ USD)

Theo Thanh Niên
Số ra ngày 25.11.2007

Nội dung cần tìm
  • Tất cả
  • Giải pháp bảo hiểm
  • Dịch vụ khách hàng
  • Tin tức
  • Tuyển dụng

Có phải bạn muốn tìm về

Tìm kiếm của bạn gần đây

Bạn có thể quan tâm: