Giảm thiểu rủi ro tài chính cho gia đình như thế nào?

20/02/2009

Chia sẻ bài viết:

Nỗi lo về tác động của khủng hoảng kinh tế đang hiện diện trong các gia đình, ông đánh giá thế nào về khả năng rủi ro tài chính của các gia đình?

Ông Takashi Fujii: Mọi người cần có cái nhìn bình tĩnh về tình hình hiện nay để có thể có ứng phó tốt trước các rủi ro. Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiện chững lại do các tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Hoạt động của các doanh nghiệp giảm sút, nhiều lao động bị mất việc làm…Tuy vậy, ảnh hưởng đối với từng hộ gia đình thì thật may mắn là chưa lớn. Xét về các khoản chi tiêu quan trọng của từng gia đình thì có thể thấy điều này. Trước tiên là nhà ở, khoảng 90% người dân VN đã có nhà. Ở các nước Nhật, Mỹ…rất nhiều người đang phải vay ngân hàng mua nhà, thất nghiệp, không có tiền trả sẽ mất nhà. Khoản chi về ăn uống thì không còn là khoản chi phí lớn như trước đây nữa, bình thường giá lương thực, thực phẩm không quá cao. Về đi lại, chúng ta chủ yếu sử dụng xe máy và giá xăng đã giảm. Còn tiêu dùng, kinh tế sụt giảm tất nhiên chúng ta phải giảm mua sắm, cân nhắc chi tiêu…Đáng lo nhất là thất nghiệp, tuy nhiên rủi ro này còn tùy từng hoàn cảnh cụ thể, năng lực cụ thể… Dù vậy, đúng là nhìn quanh ta vẫn thấy lo.

Ông nhận định thế nào về cơ hội đầu tư để bảo toàn vốn, kiếm lời hiện nay?

Ông Takashi Fujii:Tại Việt Nam, những công cụ tài chính vẫn còn hạn chế. Khả năng rủi ro cao nhất hiện nay nằm ở bất động sản chứ không phải chứng khoán bởi lẽ chứng khoán hiện vẫn có tính thanh khoản, các khoản đầu tư vào chứng khoán không lớn đối với số đông các gia đình. Nếu gửi tiền tiết kiệm thì năm ngoái, khi các ngân hàng chạy đua lãi suất, ai gửi tiền là thắng, nhưng hiện nay lãi suất đã giảm. Nếu mua vàng phải lưu ý các rủi ro về giá vàng biến động và cả tỷ giá. Trong bối cảnh này, có thể nói rất khó có cơ hội đầu tư. Lời khuyên của tôi là một khi đã quyết định đầu tư thì cần phải xác định được là sẽ đầu tư trong bao lâu? Nếu xác định đầu tư trong 3-5 năm tới thì có tiền đề, đây là thời điểm để mua vào. 

Lời khuyên của ông như thế nào để giúp độc giả chủ động ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra?

Ông Takashi Fujii: Quan trọng nhất là đừng bao giờ bỏ tất cả tiền tích lũy vào chung một rổ, cần đa dạng hóa hình thức bảo toàn vốn hay đầu tư. Phải bảo đảm khi cần có thể lấy tiền ra một cách nhanh nhất chứ không phải là lãi suất hay lợi nhuận bao nhiêu. Việc chi tiêu nên ưu tiên cho những khoản cấp thiết trước. Có thể gửi ngân hàng khoản tiền 10-20% số tiền tích lũy để bảo đảm cho các khoản chi tiêu này. Việc đầu tư khoản tích lũy còn lại tùy thuộc vào “tầm nhìn” của từng người. Điều quan trọng nữa là đừng quên mua bảo hiểm để bảo vệ mình và gia đình. Người mua bảo hiểm bỏ một số tiền nhỏ và sẽ nhận được một số tiền lớn khi gặp rủi ro hoặc kết thúc hợp đồng. Có người băn khoăn là trong khi ngân hàng trả lãi suất tiền gửi cao còn bảo hiểm thì trả thấp, cần nhớ rằng gửi ngân hàng là ngắn hạn, bảo hiểm là dài hạn và quan trọng hơn chính là yếu tố bảo vệ cho người tham gia bảo hiểm.

Người có nhu cầu mua bảo hiểm thường có tâm lý lo lắng các vấn đề đúng như ông đã phân tích ở trên, chẳng hạn như hợp đồng bảo hiểm thì dài hạn, khi cần làm sao có thể rút tiền ra để chi tiêu; hay thu nhập của gia đình bấp bênh, khó có thể đảm bảo tài chính để đóng hàng tháng khoản phí bảo hiểm?

Ông Takashi Fujii: Chúng tôi rất hiểu tâm lý đó, vì vậy Dai-ichi Life Việt Nam đã thiết kế một sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu đó, mang lại quyền lợi cao nhất cho khách hàng dựa trên kết quả tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ thị trừơng, đó là sản phẩm An Thịnh Chu Toàn.

An - Thịnh Chu Toàn được thiết kế với 2 sự lựa chọn gồm Quyền lợi cơ bản và Quyền lợi nâng cao, giúp khách hàng chủ động hơn trong việc lập kế hoạch tài chính phù hợp nhất đối với bản thân và gia đình. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm này là tính linh hoạt rất cao. Khách hàng có thể hoàn toàn chủ động về thời gian, mức phí phù hợp với khả năng tài chính của mình cũng như có thể chủ động thực hiện các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn bằng cách rút trước hoặc tạm ứng một phần từ giá trị hợp đồng. Đặc điểm thứ hai là tính minh bạch. Thông qua các báo cáo định kỳ, khách hàng sẽ chủ động, dễ dàng theo dõi cũng như quản lý hợp đồng bảo hiểm của mình từ việc biết rõ số phí mình đóng được sử dụng như thế nào, giá trị hợp đồng thay đổi ra sao, hàng tháng hưởng khoản lãi là bao nhiêu…Bên cạnh đó, Quỹ liên kết chung của sản phẩm An Thịnh Chu Toàn chủ yếu đầu tư vào những chứng khoán có tính ổn định cao như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty, tiền gửi ngân hàng…Khách hàng có thể yên tâm sẽ được hưởng lợi nhuận cao nhất có được từ khoản đầu tư của mình.


Cảm ơn ông!


Năm 2008, dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng khả năng thanh khoản tính đến cuối 2008 của Dai-ichi Life Việt Nam vẫn đạt trên 1200% giúp Dai-ichi Life Việt Nam đứng đầu thị trường BHNT về tính thanh khoản. Cũng trong năm 2008, Dai-ichi Life Việt Nam chính thức đưa vào sử dụng hệ thống quản lý hợp đồng bảo hiểm Ingenium. Đây là một trong những hệ thống hàng đầu trên thế giới về quản lý hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Với việc đưa vào sử dụng hệ thống Ingenium, Dai-ichi Life Việt Nam có khả năng đưa ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tiên tiến nhất trong thời gian ngắn nhất, để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu bảo hiểm của khách hàng tại Việt Nam.


Minh Trí

Nội dung cần tìm
  • Tất cả
  • Giải pháp bảo hiểm
  • Dịch vụ khách hàng
  • Tin tức
  • Tuyển dụng

Có phải bạn muốn tìm về

Tìm kiếm của bạn gần đây

Bạn có thể quan tâm: