Bảo hiểm nhân thọ sẽ khởi sắc
Lạc quan…
Phải có những lý do nhất định, trong kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm năm 2009, Bộ Tài Chính mới đặt mục tăng trưởng 12-13%, cao hơn năm 2008 trong đó ngành bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng 8-10%. Theo tổng giám đốc công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Vietnam) Takashi Fujii, các chỉ tiêu trên đưa ra có những sự hợp lý nhất định, bởi lẽ cơ hội tăng trưởng nhanh hơn cho ngành bảo hiểm là khá rõ ràng. “Kinh tế khó khăn, sự an toàn trong đó có an toàn về tài chính được đặc biệt quan tâm. Trong khi đó sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có đầy đủ hai chức năng: bảo vệ và tích luỹ sẽ trở nên rất hấp dẫn”, ông Fujii nhận định.
Tính đến cuối năm 2008 mới chỉ có khoảng 5% dân số Việt Nam mua bảo hiểm. Những nhận định rằng thị trường còn rất nhiều tiềm năng là hoàn toàn có cơ sở.Cùng chung định hướng với thị trường, ông Fujii cho biết Dai-ichi Life Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm mới trong năm 2009 cao hơn mức tăng 28% của hai năm liên tiếp vừa qua.
Thận trọng…
Những phân tích về triển vọng thị trường năm 2009 có thể nói là sáng sủa. Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc lại rằng trong một năm kinh tế khó khăn như 2009, một rủi ro đã được nhắc tới là nhiều người lao động sẽ có khả năng mất việc làm. Khi được hỏi về điều này như một yếu tố bất lợi cho các công ty bảo hiểm nhân thọ, ông Fujii phân tích rằng điều này không hẳn là đáng lo ngại.
“Tất nhiên, chúng ta cũng cần xem xét một cách thận trọng, nhưng xét kỹ lại có thể thấy những đối tượng có thu nhập thấp thường là những lao động có khả năng mất việc làm cao nhất. Những lao động trong ngành sản xuất, chế biến, gia công là những ví dụ”, ông Fujii cho biết. Trên thực tế, đa số những người có thu nhập cao hơn lại làm trong ngành dịch vụ, ít bị ảnh hưởng hơn những ngành sản xuất và đây vẫn là lực lượng khách hàng chính của các công ty bảo hiểm.
Tất nhiên, để có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng hơn thì theo nhiều chuyên gia nhận định các sản phẩm bảo hiểm truyền thống có những hạn chế nhất định. Ông Fujii cho rằng hạn chế của sản phẩm truyền thống chính là sự kém linh hoạt. “Tuy nhiên, để có thể triển khai được các sản phẩm mới linh hoạt hơn đòi hỏi một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hơn”.
Với việc đầu tư thay đổi toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin từ đầu năm 2008, vừa qua, Dai-ichi Life Việt Nam đã cho ra mắt sản phẩm “An –Thịnh Chu Toàn” nhiều ưu thế hơn sản phẩm truyền thống, đặc biệt là tính linh hoạt. Với An-Thịnh Chu Toàn, khách hàng có thể thay đổi, điều chỉnh số tiền bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình và nhất là không còn phải lo lắng về áp lực phải đóng phí đúng hạn. Về mặt tích lũy, lãi suất cam kết của sản phẩm An Thịnh Chu Toàn cho khách hàng là 5% trong 10 năm đầu tiên và 3% cho những năm tiếp theo. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, Dai-ichi Life Việt Nam đang áp dụng mức lãi suất đầu tư của An Thịnh Chu Toàn là 12,08%/năm.
…Và sự đổi mới
Trong nhiều năm qua, việc không thu được phí bảo hiểm của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở xa thành thị, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. Vấn đề ở chỗ hiện nay người dân chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong khi các công ty bảo hiểm chưa có đủ nhân lực để tới từng nhà thu phí trên toàn quốc. Dự tính của các chuyên gia thì phải 3-5 năm nữa tình hình mới được cải thiện.
Ông Takashi Fujii cho biết trước mắt Dai-ichi Life Việt Nam đã đầu tư nâng cấp toàn bộ hệ thống quản lý hợp đồng & dịch vụ khách hàng tại tất cả văn phòng của công ty trên toàn quốc. Bên cạnh đó, cộng ty cũng đã cải tiến quy trình phục vụ, mở rộng dịch vụ thu phí thông qua việc hợp tác với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện với mạng lưới rộng khắp cả nước nhằm phục vụ tốt hơn các khách hàng ở xa thành thị.
Hồng Anh